Sự khác biệt của đá hoa cương nhân tạo

Đá hoa cương tự nhiên vốn có trữ lượng rất lớn và mẫu mã cực đa dạng, tuy nhiên vì lý do gì, đá hoa cương nhân tạo vẫn được giới vật liệu xây dựng nghiên cứu, sản xuất và được nhiều người tiêu dùng quan tâm, sử dụng? Hẳn ở chúng cũng tồn tại những ưu điểm mà đá hoa cương tự nhiên không thể có được?

1. Đặc điểm cấu thành của đá hoa cương nhân tạo

Đá hoa cương nhân tạo có gì khác biệt so với đá hoa cương tự nhiên?

Khái niệm "nhân tạo" trong "đá hoa cương nhân tạo" được hiểu là quá trình chế biến và sản xuất vật liệu này đều chịu sự chi phối của bàn tay con người. Vật liệu tạo ra đá hoa cương nhân tạo được chia làm hai nhóm, nhóm tự nhiên (bột đá hoa cương) và nhóm nhân tạo (chất phụ màu, chất ổn định kết cấu, keo Acrylic, Alumina Trihydrate và lớp men phủ ngoài cùng). Trong đó, bột đá và keo Acrylic là hai thành phần chính, đặc biệt là tỉ ệ bột đá có thể chiếm từ 70 – 90%.

Sau khi đo lường tỉ lệ, người ta sẽ tiến hành phối trộn bột đá hoa cương với keo Acrylic, Alumina Trihydrate cùng chất ổn định kết cấu và đồng nhất chúng thành hỗn hợp dưới tác dụng của nền nhiệt cao. Sau đó, hỗn hợp này đi qua máy ép tạo khuôn, cô nguội dần thành viên, phiến đồng thời được phủ chất tạo màu và men bảo vệ để cho ra thành phẩm cuối cùng.

su khac biet cua da hoa cuong nhan tao 1

Về mặt chất lượng, quy trình chế biến và thành phần nhựa-bột đá đóng vai trò quyết định. Về mặt hình thức, chất tạo màu và men phủ ngoài là những yếu tố đóng vai trò quyết định. Như vậy có thể thấy, so với đá tự nhiên, đá nhân tạo có một số điểm tương đồng như sau:

– Đều có thành phần đá hoa cương (một là dạng phiến nguyên chất, 2 là dạng bột)

– Đều có mẫu mã, hình thức tương đồng: 1 là phiên bản gốc, 1 là phiên bản thay thế

– Đều có độ cứng cao, với độ chênh lệch không quá lớn do sự góp mặt của silicat (SiO2).

2. Điểm khác biệt của đá hoa cương nhân tạo so với đá tự nhiên

2.1. Cấu tạo

Đá nhân tạo được tạo ra bằng dây chuyền sản xuất nhân tạo với thành phần chính là bột đá hoa cương và nhựa tổng hợp. Trong khi đó, đá hoa cương tự nhiên được hình thành từ sự cô nguội của nham thạch trong hoạt động phun trào núi lửa xảy ra từ hàng nghìn, hàng triệu năm trước.

2.2. Hình thức

Hình thức đá nhân tạo mới đầu trông có thể bóng đẹp hơn đá hoa cương tự nhiên nhưng do mặt ngoài là lớp bao phủ, không phải kết cấu đồng nhất với bên trong nên càng dùng lâu, lớp bao phủ sẽ càng dễ mài mòn, bong tróc, gây mất thẩm mỹ. Ngược lại, đá hoa cương tự nhiên thì càng dùng, càng trở nên bóng đẹp, giữ nguyên vẹn các đốm, hoạ tiết sinh động trên bề mặt do chúng có kết cấu đồng nhất và cực khó mài mòn.

2.3. Đặc tính

Độ cứng của đá nhân tạo có thể không chênh lệch so với đá tự nhiên nhưng độ bền lại khác. Quá trình nghiền nhỏ đá trong chế biến đá nhân tạo vô tình đã làm phá huỷ sự liên kết giữa các tinh thể khoáng và dù công nghệ ép phiến có tân tiến đến đâu thì sự liên kết nhân tạo này cũng không thể so bì với sự liên kết tinh thể được tạo thành qua hàng nghìn năm của đá tự nhiên, bởi vậy mà độ bền cùng khả năng chịu lực của đá hoa cương nhân tạo luôn kém hơn phiên bản gốc mà nó thay thế

Về khả năng chống thấm, chống ẩm, cũng do quá trình chế biến có sự nghiền nát và phối trộn thêm nhựa tổng hợp nên đá nhân tạo có khả năng chống thấm và chống mài mòn kém hơn so với đá hoa cương tự nhiên

Về tính đàn hồi, linh hoạt, có thể nói đây là ưu điểm nổi trội nhất của đá nhân tạo. Với sự góp mặt của nhựa tổng hợp, đá nhân tạo có thể thi công linh hoạt ở những góc bẻ của ngôi nhà hoặc trên mặt sàn, mặt tường lõm hoặc vồm nhờ khả năng uốn dẻo cực tốt. Trong khi đó, với độ cứng cực cao, đá hoa cương tự nhiên không thể có được đặc tính đặc biệt này.

2.4. Giá cả

Bột đá hoa cương có giá thành tương đối rẻ, chỉ bằng khoảng 40% giá thành đá hoa cương tự nhiên (tính trên đơn vị trọng lượng) do chúng có thể được tạo thành từ những mảnh vỡ nhỏ trong quá trình khai thác đá. Ngoài ra, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người chủ động trong việc sản xuất, chế biến đá nhân tạo trên quy mô lớn, giúp hạ thấp giá thành một cách tối đa. Thực tế cho thấy, giá đá hoa cương nhân tạo thường chỉ bằng 50 – 60% đá hoa cương tự nhiên mà nó mô phỏng, rơi vào khoảng 400.000 – 1.600.000 VNĐ/m2.

su khac biet cua da hoa cuong nhan tao 2

3. Ứng dụng của đá hoa cương nhân tạo

Đá hoa cương nhân tạo có gì khác biệt so với đá hoa cương tự nhiên?

Vì đá hoa cương nhân tạo có tính chống thấm cùng khả năng chống mài mòn không cao nên không giống như đá tự nhiên, thường được thi công ngoài trời, đá hoa cương nhân tạo thường được dùng trong thi công nội thất, cụ thể là:

– Ốp tường phòng khách, phòng ngủ

– Lát sàn nhà bếp, sàn phòng ngủ

– Ốp sảnh khách sạn, ốp thành cầu thang máy

– Ốp chân tường dọc lối đi

– Ốp cầu thang, ốp bậc tam cấp (có mái che)

– Làm phào chỉ, làm mối nối ở những khu bẻ góc của ngôi nhà

– Ốp tường ngăn cách giữa các phòng của không gian nội thất

– Ốp những vị trí uốn cong như mái vồm cửa nhà,…

Có thể thấy, bên cạnh những ưu điểm, đá nhân tạo vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Do đó, để kiểm soát những nhược điểm này, không có cách nào khác là chúng ta cần tìm đến những địa chỉ phân phối đá hoa cương nhân tạo uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để được tư vấn và định hướng về dòng sản phẩm phù hợp với từng công trình, đồng thời được trợ giá cũng như tiếp cận với chế độ hậu mãi tận tình và chu đá.

Tác giả: SuperAdmin

  • Đánh giá bài viết:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây